Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Tuổi trẻ dữ dội của Tổng thống Obama: Điều hối tiếc nhất trong đời

ổng thống Mỹ Barack Obama từng nhiều lần thừa nhận rằng ngay từ khi còn bé cho đến tận bây giờ, điều khiến ông hối tiếc nhiều nhất chính là không thể giành nhiều thời gian hơn cho các thành viên trong gia đình.



Từ ngày 23 - 25.5.2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chính thức thăm Việt Nam. Barack Obama là vị tổng thống da màu đầu tiên ở một đất nước có lịch sử về vấn đề phân biệt chủng tộc. Việc ông trở thành vị tổng thống thứ 44 của Mỹ không chỉ chứng minh nước Mỹ đã thay đổi mà còn là hình ảnh, biểu tượng cho một quá trình đấu tranh không mệt mỏi của người Mỹ từ thời Martin Luther King cho đến Barack Obama ngày nay. Mời bạn đọc nhìn lại #TUỔI TRẺ DỮ DỘI CỦA BARACK OBAMA, vị tổng thống sắp đến thăm đất nước chúng ta.

Hồi năm 2011, trong một bài viết về nghệ thuật làm cha mẹ đăng trên tạp chíPeople, ông Barack Obama chia sẻ: “Suốt chiến dịch tranh cử (cho vị trí tổng thống Mỹ), chẳng ngày nào là tôi không ước mong rằng giá như mình đã có thể dành thêm nhiều thời gian cho gia đình. Họ chính là điều tôi yêu quý, trân trọng hơn bất cứ thứ gì trên thế giới này”.

Trong thực tế, Tổng thống Obama đã chứng tỏ bản thân thực sự xứng đáng là “người đàn ông của gia đình”, không chỉ một mà rất nhiều lần, bắt đầu từ những hành động nhỏ bé, đơn giản nhất.
Dù bận rộn, vất vả nhưng ông Obama đã tự đặt ra một quy định mà hiếm khi người ta thấy ngài tổng thống vi phạm, đó là buộc bản thân phải kết thúc mọi công việc trước 18 giờ 30 phút hàng ngày, sau đó dùng bữa tối cùng gia đình.



Tổng thống Barack Obama cùng gia đình - ẢNH: REUTERS

Tới đây, có lẽ cần nhắc lại một chút về Barack Hussein Obama Sr., cha ruột của đương kim tổng thống Mỹ.
Năm 1962, Obama “cha” đã bỏ rơi cô vợ Stanley Ann Dunham cùng cậu bé Obama “con”, khi đó chưa đầy 2 tuổi. Về sau, đương kim tổng thống Mỹ chỉ được gặp lại cha đúng một lần duy nhất vào năm 1971, khi Obama Sr. đến Hawaii nhân dịp giáng sinh. Lúc đó, ông đã dẫn con trai đi xem ca nhạc, còn tặng cho cậu món quà là quả bóng rổ đầu tiên trong cuộc đời.

TIN LIÊN QUANTuổi trẻ dữ dội của Tổng thống Obama: Năm tháng không yên bình
Trước khi trở thành tổng thống thứ 44 của Mỹ, ông Barack Obama đã trải qua thời tuổi trẻ vô cùng nổi loạn, nhưng đồng thời cũng phải chịu đựng không ít gian truân.
“Dù tôi và cô em gái (cùng mẹ khác cha) may mắn có được người mẹ tuyệt vời cũng như ông bà ngoại hết lòng thương yêu, nuôi nấng, nhưng tôi luôn có cảm giác thiếu vắng hình bóng của cha. Giả sử ông ở gần tôi nhiều hơn, tác động đến tôi nhiều hơn thì sẽ như thế nào? Đến tận bây giờ, tôi vẫn tự hỏi điều đó”, ông Obama tâm sự.

Ngoài những ấn tượng không thực sự tốt đẹp về cha, tổng thống Mỹ cũng thừa nhận: “Khi Malia và Sasha còn bé, tôi đã bị công việc kéo xa ra khỏi gia đình nhiều hơn bản thân dự đoán. Lúc đó, trách nhiệm nuôi nấng con cái đè lên đôi vai của Michelle thực sự quá nặng nề”.



Hai cô công chúa nhỏ, Sasha và Malia, của ông Obama - ẢNH: REUTERS

Những trăn trở từ lúc còn bé đến tận khi trưởng thành đó đã khiến Barack Obama cố gắng trở thành một người cha gương mẫu, tốt đẹp, luôn yêu thương, bảo ban hai cô công chúa bé nhỏ.
Tổng thống Barack Obama khẳng định việc nuôi dạy Malia và Sasha cho thật tốt chính là “di sản” lớn nhất mà ông có thể để lại.
Dù là những “tiểu thư” trong Nhà Trắng, Malia Ann và Sasha vẫn được ông bà Obama yêu cầu phụ giúp việc nhà; chủ động dọn dẹp giường ngủ, phòng riêng, chăm sóc chó... cũng như tự giác hoàn thành bài tập ở trường.
Báo chí Mỹ từng lan truyền một câu chuyện thú vị có thật, trong đó ông Barack Obama, để có thể dành nhiều thời gian với Sasha hơn, đã quyết định trở thành trợ lý huấn luyện viên cho đội bóng rổ trường trung học của con gái.

TIN LIÊN QUAN'Thiên thần' của nguyên thủ: 'Đệ nhất công chúa' nước Mỹ
'Malia đã sẵn sàng tung cánh, nhưng tôi thì chưa. Con bé là người bạn thân thiết, và tôi chắc chắn sẽ cảm thấy rất khó khăn khi không có nó kề bên', Tổng thống Barack Obama nói về cô gái lớn, 'đệ nhất công chúa' nước Mỹ.
Vốn nổi tiếng là tay chơi bóng rổ cừ khôi nên tất nhiên, Tổng thống Obama chẳng gặp khó khăn gì về chuyên môn khi đảm trách công việc đó. Tuy vậy, ông từng nhiều lần khiến cô con gái nhỏ phải nhăn mặt vì tỏ ra “quá hăng hái” khi phản đối các quyết định của trọng tài.
“Tôi hy vọng rằng sau này, Sasha sẽ nhìn lại những kỷ niệm thơ ấu và nhận ra chúng đã giúp nó xây dựng nhân cách, xa hơn nữa là hình thành như phương pháp nuôi dạy con cái, như thế nào. Ý nghĩa thật sự của việc làm cha mẹ chính ở đó - những khoảng khắc quý giá chúng ta dành cho các con, để rồi bản thân cảm thấy thật tự hào và phấn khích về tương lai”, ông Obama chia sẻ trên tạp chí People.
Tuy vậy, trong một bài phát biểu vào năm 2014 tại Đại học Malaya (thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia), tổng thống Mỹ cho biết thực ra, điều khiến ông hối hận nhất trong cuộc đời là đã không thể dành nhiều thời gian hơn cho mẹ ruột, bà Stanley Ann Dunham, theo ABC News.



Ông Obama chụp ảnh cùng mẹ vào năm 1979 - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH TRANG THE WOMEN'S EYES

“Có một khoảng thời gian mà tôi, có lẽ chừng 20 hay 30 tuổi, mải bận bịu với cuộc sống riêng đến mức không liên lạc, hỏi thăm và tâm sự với mẹ. Tôi nhận ra rằng hằng ngày, mình đã chẳng thèm dành thời gian quan tâm xem mẹ đang làm gì, nghĩ gì, dù bà chính là một phần quan trọng trong cuộc đời tôi”, ông Obama hối hận.
Bà Stanley Ann Dunham qua đời năm 1995 vì căn bệnh ung thư buồng trứng ở tuổi 52. Thời điểm đó, Barack Obama vẫn còn mới chỉ là chàng trai da màu 34 tuổi, thậm chí còn chưa bước chân vào chính trường Mỹ.
“Gia đình chính là nguồn cơn quan trọng nhất của hạnh phúc”, ông Obama phát biểu tại Đại học Malaya vào năm 2014, theo ABC News.

Hồng Trâm

8 phát biểu 'để đời' của Tổng thống Obama dành cho giới trẻ

Trước khi vươn tới chiếc ghế tổng thống Mỹ, ông Barack Obama đã phải trải qua tuổi trẻ rất cơ cực, bươn chải. Nhờ từng trải như vậy nên hầu hết các phát biểu của ông đều thực sự trở thành những bài học 'để đời' cho giới trẻ.
Ngoài thành công trong nhiệm vụ điều hành nước Mỹ suốt 2 nhiệm kỳ liên tiếp, Tổng thống Barack Obama còn là một người viết sách, nhà từ thiện nổi danh.
Quãng thời gian cơ cực mưu sinh qua đủ ngành nghề, từ cậu bé bán kem, tiếp tân, nhân viên bán hàng đến công nhân lao động, rồi sau này là luật sư, giảng viên đại học... đã giúp ông Barack Obama tích lũy được vô vàn kinh nghiệm sống quý báu. Từ đó, ông đúc kết thành những phát biểu ấn tượng, có khả năng gây ảnh hưởng, xúc động mạnh mẽ tới công chúng.
Theo kế hoạch, vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ sẽ đến thăm hai thành phố lớn tại Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM từ ngày 23 - 25.5.2016. Trong chuyến thăm này, ông Obama sẽ có cuộc gặp gỡ và phát biểu trước giới trẻ Việt Nam. Nhân dịp này, Thanh Niên điểm lại 8 phát biểu "để đời" của Tổng thống Obama dành cho giới trẻ.
1. “Chúng ta cần dẹp bỏ triệt để căn bệnh nghèo nàn về tham vọng, thực trạng khiến con người mong muốn được lái xe sang, diện quần áo đẹp, sắm nhà cao cửa rộng, nhưng hoàn toàn không sẵn sàng làm việc thật chăm chỉ để tự giành lấy chúng. Tất cả mọi người nên nỗ lực để có thể nhận ra toàn bộ tiềm năng thật sự của bản thân” - ông Barack Obama chia sẻ với tờ Daily Southtown vào ngày 19.2.2005.
2. “Sự thay đổi sẽ chẳng thể nào xảy ra nếu chúng ta chỉ biết trông chờ vào người khác hoặc thời điểm 'thích hợp hơn'. Chúng ta chính là yếu tố con người mà bản thân chờ đợi. Chúng ta chính là sự thay đổi mà bản thân hằng tìm kiếm”, ông Barack Obama phát biểu vào ngày 5.2.2008 trước đám đông người ủng hộ khi ông là thượng nghị sĩ trong cuộc đua đến chiếc ghế tổng thống Mỹ.
8 phát biểu 'để đời' của Tổng thống Obama dành cho giới trẻ - ảnh 2
Ông Obama phát biểu trong khuôn khổ chiến dịch chạy đua đến chiếc ghế tổng thống Mỹ vào năm 2008 - ẢNH: REUTERS
3. “Nếu bạn tin tưởng vào con đường mà bản thân đã lựa chọn và kiên trì theo đuổi nó, những kết quả tốt đẹp sẽ đến như một điều tất yếu”, ông Barack Obama phát biểu về vấn đề chủng tộc tại bang Philadelphia, trong khuôn khổ chiến dịch chạy đua đến vị trí tổng thống Mỹ, vào ngày 18.3.2008.
4. “Để nhận xét liệu rằng một quốc gia có thể phát triển hay không, hãy nhìn vào cách nó đối xử với phụ nữ. Nếu phụ nữ được giáo dục, được đối xử bình đẳng, đất nước đó sẽ hướng tới tương lai. Nhưng nếu phụ nữ bị đàn áp, bạo hành, tước đoạt cơ hội tiếp thu kiến thức, cả dân tộc đó sẽ trở nên chậm tiến”, ông Barack Obama trả lời phỏng vấn tạp chí Ladies’ Home Journal, số tháng 9.2008.
5. “Đây chính là thời điểm chúng ta cần hợp tác với nhau để cứu lấy trái đất. Hãy quyết tâm, đừng để lại cho thế hệ con cháu một hành tinh với mực nước biển dâng quá cao, nạn đói hoành hành, còn những cơn bão khủng khiếp thì tàn phá khắp nơi”, ông Obama phát biểu tại thủ đô Berlin (Đức) về chủ đề đối ngoại, hợp tác vào ngày 24.7.2008.
6. “Đối với nền kinh tế toàn cầu, nơi mà kiến thức chính được xem như kỹ năng quý giá nhất mà bạn có thể đem ra trao đổi, mua bán, thì một nền tảng giáo dục tốt không đơn thuần chỉ là con đường dẫn đến thành công. Nó trở thành điều kiện tiên quyết”, Tổng thống Barack Obama phát biểu lần đầu tiên trước Lưỡng viện Quốc hội Mỹ ngày 24.2.2009.
8 phát biểu 'để đời' của Tổng thống Obama dành cho giới trẻ - ảnh 4
Tổng thống Barack Obama phát biểu trước báo giới vào tháng 6.2011 - ẢNH: REUTERS
7. “Chúng ta có nghĩa vụ và trách nhiệm đầu tư cho học sinh, sinh viên cũng như hệ thống giáo dục. Chúng ta phải đảm bảo rằng những người đạt điểm số tốt, có tham vọng, ý chí dù nghèo khó, thiếu thốn vẫn thể tiếp cận được với nền giáo dục chất lượng cao”, Tổng thống Obama phát biểu vào tháng 4.2011.
8. “Tương lai sẽ tưởng thưởng xứng đáng cho những người biết phấn đấu. Tôi không có thời gian để cảm thấy thương tiếc hay có lỗi với bản thân. Tôi không có thời gian để phàn nàn. Tôi sẽ phấn đấu”, Tổng thống Barack Obama phát biểu trước đám đông 3.000 người tại Trung tâm hội nghị Washington vào ngày 24.9.2011, nhân lễ trao giải Phoenix thường niên của Tổ chức Nghị sĩ da màu (Congressional Black Caucus Foundation).
Hồng Trâm

Tổng thống Obama mê hoặc giới trẻ như thế nào?

Khi nói về hòa hợp, ông đan ngón tay lại. Nói về quyền tự do mưu cầu hạnh phúc, ông chém tay thật mạnh vào không khí. Suốt buổi trò chuyện, Tổng thống Obama làm chủ sân khấu, chiếm tình cảm khán giả trẻ và thu phục họ.
Khoảng 700 bạn trẻ có mặt tại GEM Center (số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, Quận 1) trưa 25.5, cũng như rất nhiều người theo dõi trực tiếp buổi trò chuyện qua mạng internet, chắc hẳn đã bị Tổng thống Mỹ Barack Obama “hạ gục”.
Khi nói về sự hòa hợp, ông Obama đan các ngón tay lại. Nói về quyền tự do mưu cầu hạnh phúc, ông chém tay thật mạnh vào không khí. Nói về sự quyết tâm, theo đuổi đam mê, ông gần như đấm 2 tay vào nhau nếu không vướng phải chiếc micro. Người ta thực sự thấy được rằng tại chính thời điểm đó, ông đang hòa mình vào câu trả lời, dồn mọi cảm xúc cá nhân để giải quyết các thắc mắc, vấn đề được đặt ra.
Đặc biệt, trong phần trả lời câu hỏi với khán giả có mặt tại hội trường, ông Obama đã phô diễn những “tuyệt kỹ bí mật” trong nghệ thuật giao tiếp, thuyết trình để hoàn toàn khiến người nghe chú ý, cảm thấy thích thú, quan tâm.
Mặc dù chẳng hề có sự chuẩn bị hay sắp đặt trước nào, Tổng thống Mỹ vẫn đủ khả năng kiểm soát dung lượng câu trả lời ở mức vừa đủ, bao gồm cả phần kể lại những câu chuyện của cá nhân ông hoặc lấy ví dụ từ thực tế nhằm minh họa, nhấn mạnh luận điểm. Không cần lê thê, dài dòng, dùng từ ngữ cao siêu nhưng Obama vẫn khiến người nghe thỏa mãn, cảm thấy vấn đề đặt ra đã được giải thích thỏa đáng.
Hơn nữa, ông còn gây ấn tượng mạnh sau khi chứng tỏ bản thân đã “chịu khó” tìm hiểu rất cặn kẽ về văn hóa Việt Nam. Chả thế mà, tuy là Tổng thống Mỹ nhưng ông Obama vẫn có thể nêu tên Trần Lập (thông qua bài hát Đường đến ngày vinh quang), và thậm chí cả Sơn Tùng MTP.
Tổng thống Obama mê hoặc giới trẻ như thế nào? - ảnh 2
Ông Obama nhiệt tình trả lời câu hỏi của các bạn trẻ - ẢNH: SƠN DUÂN
Tuy nhiên, nếu theo dõi toàn bộ cuộc “du hành” của ông Obama tại Việt Nam những ngày qua, chắc hẳn bạn sẽ không cảm thấy bất ngờ vì điều này. Đơn giản, ông biết cả Trịnh Công Sơn, Văn Cao, biết Truyện Kiều của Nguyễn Du, biết bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt...
Bên cạnh đó, ông rất chú trọng di chuyển, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, đặc biệt là tay và mắt, để tạo ấn tượng tốt với mọi người, chứng tỏ bản thân đang hoàn toàn “đắm mình” vào cuộc trao đổi cùng hàng trăm bạn trẻ ở một đất nước xa lạ.
Khi nói về sự hòa hợp, ông Obama đan các ngón tay lại. Nói về quyền tự do mưu cầu hạnh phúc, ông chém tay thật mạnh vào không khí. Nói về sự quyết tâm, theo đuổi đam mê, ông gần như đấm hai tay vào nhau nếu không vướng phải chiếc micro. Người ta thực sự thấy được rằng tại chính thời điểm đó, ông đang hòa mình vào câu trả lời, dồn mọi cảm xúc cá nhân để giải quyết các thắc mắc, vấn đề được đặt ra.
 

[CLIP] Giới trẻ Việt háo hức gặp Tổng thống Obama - Thực hiện: TNO
Khi trả lời nội dung chính của câu hỏi, ông nhìn vào bạn trẻ đặt ra thắc mắc. Khi chứng minh luận điểm, ông đi quanh sân khấu, hoạt động liên tục. Khi suy nghĩ, ông nhắm mắt. 
Khi trả lời nội dung chính của câu hỏi, ông nhìn vào bạn trẻ đặt ra thắc mắc. Khi chứng minh luận điểm, ông đi quanh sân khấu, hoạt động liên tục. Khi suy nghĩ, ông nhắm mắt. Người ta có thấy những lời mà “tay tổng thống Mỹ” đang nói trên kia thực sự xuất phát từ tấm lòng, suy nghĩ của ông ta chứ không phải được viết sẵn ra bất cứ giấy tờ nào. Người ta cảm nhận được nguồn năng lượng tràn trề mà ông đang cố gắng truyền cho họ.
Bên cạnh đó, thân là người đứng đầu nước Mỹ nhưng ông Obama vẫn giữ phong thái thân thiện, gần gũi, vô cùng điềm đạm, chuyên nghiệp. Ông chú trọng từ những hành vi giao tiếp nhỏ nhất, từ những ngôn ngữ cơ thể khiến khán giả cảm thấy thoải mái.
Bây giờ tôi bắt đầu giao lưu với các bạn! À, tôi xin cởi áo vest để các bạn thấy chúng ta bình đẳng như nhau, không phân biệt giai cấp, địa vị. Đơn giản, các bạn hỏi, còn tôi trả lời. Tổng thống Obama bắt đầu cuộc trao đổi bằng những cử chỉ có ý nghĩa như thế.
Tổng thống Obama mê hoặc giới trẻ như thế nào? - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

8 phát biểu 'để đời' của Tổng thống Obama dành cho giới trẻ
Trước khi vươn tới chiếc ghế tổng thống Mỹ, ông Barack Obama đã phải trải qua tuổi trẻ rất cơ cực, bươn chải. Nhờ từng trải như vậy nên hầu hết các phát biểu của ông đều thực sự trở thành những bài học 'để đời' cho giới trẻ.
Bạn chưa có micro sao? Chờ một chút, tôi sẽ xuống ngay, và bạn có thể dùng chính micro của tôi để hỏi. Chúng ta là bạn, và chẳng ai hơn ai cả. Và thế là Tổng thống Mỹ đến và nói chuyện gần gũi với người hỏi.
Bạn là rapper à? Được thôi. Bạn có thể rap cho tôi nghe không? Tất nhiên bằng tiếng Việt, dù có thể ngay bây giờ, tôi sẽ không thể nào hiểu hết ý nghĩa của nó, nhưng tôi tôn trọng và yêu thích những gì bạn đang làm. Ông kích thích người dự khán tham gia một cách tự nhiên vào câu chuyện.
Tổng thống Obama không tự biến bản thân thành một bức tượng hay “cái máy nói” đơn thuần. Ông di chuyển liên tục, làm chủ sân khấu, chiếm lấy tình cảm của toàn bộ khán giả có mặt, mê hoặc và thu phục họ, hoạt động hết công suất dù ngay sau đó phải lên may bay để đến Nhật Bản dự Hội nghị thượng đỉnh G7.
 

[CLIP] Tổng thống Obama bắt tay tạm biệt giới trẻ Việt - Thực hiện: Thanh Niên
Có thể nói, ông Barack Obama không đơn thần chỉ đến tham gia cuộc giao lưu tại GEM Center sáng 25.5, mà ông đã tự đặt ra cho mình sứ mạng truyền cảm hứng, thắp ngọn lửa đam mê cho đông đảo người Việt Nam, đặc biệt đối với giới trẻ.
Kết quả là vị Tổng thống Mỹ thân thiện, đáng mến đã thành công rực rỡ.
Hồng Trâm

12 thông điệp quý báu, có giá trị mà ông Obama đã gửi gắm đến thế hệ trẻ Việt Nam

Trưa 25.5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã rời TP. HCM, kết thúc chuyến thăm Việt Nam kéo dài 3 ngày để sang Nhật Bản dự Hội nghị thượng đỉnh G7. Tuy thời gian lưu lại Việt Nam không lâu, nhưng ông đã để lại những ấn tượng vô cùng tích cực về một nhà lãnh đạo tài ba, có tầm nhìn xa trông rộng nhưng vẫn rất thân thiện, chuyên nghiệp với mọi người xung quanh.
Xuyên suốt những phát biểu tại Việt Nam, ông Obama đã thể hiện rõ quan điểm cá nhân khi liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố con người, đặc biệt là tiềm lực vô tận từ thế hệ trẻ.
Cùng Thanh Niên điểm lại 12 thông điệp quý báu, có giá trị mà ông Obama đã gửi gắm đến thế hệ trẻ Việt Nam thông qua những bài phát biểu, các cuộc giao lưu, phỏng vấn tại Hà Nội và TP.HCM.

12 thông điệp Tổng thống Obama gửi giới trẻ Việt Nam - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Tổng thống Obama mê hoặc giới trẻ như thế nào?
Khi nói về hòa hợp, ông đan ngón tay lại. Nói về quyền tự do mưu cầu hạnh phúc, ông chém tay thật mạnh vào không khí. Suốt buổi trò chuyện, Tổng thống Obama làm chủ sân khấu, chiếm tình cảm khán giả trẻ và thu phục họ.
1. Khi chu du đến nhiều nơi trên thế giới, tôi từng gặp những cá nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ, khao khát tự nỗ lực, vươn lên, khai phá những điều mới mẻ và quyết định số phận của chính mình. Họ mong muốn đóng góp cho xã hội, giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó đúng là tinh thần kinh doanh thật sự.
2. Hãy tìm điều gì đó mà bạn thật sự quan tâm. Hãy tìm điều gì đó khiến bạn hứng thú. Tiếp đến, dành hết năng lượng và nỗ lực của bản thân cho chúng.
3. Những thủ lĩnh tài ba nhất, ngạc nhiên thay, lại thường chấp nhận đứng sau cánh gà.
4. Đừng nên quá lo lắng về việc bạn "sẽ trở thành cái gì" mà hãy tập trung quan tâm rằng bạn "sẽ làm cái gì".
12 thông điệp Tổng thống Obama gửi giới trẻ Việt Nam - ảnh 2
Tổng thống Mỹ đã gửi gắm nhiều thông điệp quý báu đến thế hệ trẻ Việt Nam- ẢNH: REUTERS
5. Nếu những quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ... đi theo vết xe đổ của phương Tây (chỉ tập trung phát triển kinh tế, công nghiệp mà bỏ quên hoạt động bảo vệ môi trường) tất cả chúng ta sẽ chìm xuống đáy biển.
6. Tại khu vực ASEAN, khi các quốc gia nhỏ bé cùng hợp tác, hòa chung vào một khối thì sức mạnh của chúng được nhân lên gấp nhiều lần, cả trong vấn đề kinh tế, môi trường, an ninh...
7. Cách tốt nhất để tránh tình trạng “chảy máu chất xám” xảy ra, dù tại bất cứ quốc gia nào, là phải đảm bảo rằng những người tài giỏi được tưởng thưởng xứng đáng.
8. Thay vì cứ mải suy nghĩ về cha, một sự thiếu hụt tuy to lớn nhưng chẳng thể nào sửa chữa nổi, tôi nên quan tâm hơn đến những điều mà mình có thể làm được và chịu trách nhiệm cho chính cuộc sống của bản thân.
12 thông điệp Tổng thống Obama gửi giới trẻ Việt Nam - ảnh 3
Tổng thống Mỹ Barack ObamaẢNH: REUTERS
9. Chúng ta thường cho rằng chỉ có tiền bạc, quyền lực, danh vọng mới tạo nên sự hứng khởi, nhưng thực ra, những câu chuyện từ mọi người xung quanh cũng có khả năng đó.
10. Dù đang hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, kinh doanh, chính trị hay phi lợi nhuận, bạn cũng nên lắng nghe những câu chuyện của người khác và đặt câu hỏi về tầm quan trọng của chúng, từ đó tìm ra nguồn động lực đã thúc đẩy họ.
11. Đừng tin vào mọi thứ mà bạn được xem trên mạng internet.

12 thông điệp Tổng thống Obama gửi giới trẻ Việt Nam - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

8 phát biểu 'để đời' của Tổng thống Obama dành cho giới trẻ
Trước khi vươn tới chiếc ghế tổng thống Mỹ, ông Barack Obama đã phải trải qua tuổi trẻ rất cơ cực, bươn chải. Nhờ từng trải như vậy nên hầu hết các phát biểu của ông đều thực sự trở thành những bài học 'để đời' cho giới trẻ.
12. Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nghệ thuật là nó dạy bạn cách để không chỉ biết suy nghĩ cho bản thân mà còn có thể cảm nhận nỗi đau, niềm hi vọng... của người khác nữa.
Hồng Trâm

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Nghệ thuật thuyết trình lôi cuốn của Obama

Tổng thống Mỹ Barack Obama được coi là một bậc thầy về thuyết trình bởi ông biết cách lặp có chủ đích, dừng đúng thời điểm, kết hợp vận dụng ngôn từ cụ thể, chắc chắn.
nghe-thuat-thuyet-trinh-loi-cuon-cua-obama
Ông Obama nói "xin chào" bằng tiếng Việt trong bài phát biểu trước 2.000 trí thức và doanh nhân tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia vào sáng qua. Ảnh: Giang Huy
Tổng thống Mỹ Obama sáng qua có bài phát biểu trước 2.000 trí thức và doanh nhân Việt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Sau 30 phút nghe ông nói chuyện, tất cả mọi người trong khán phòng đều đồng loạt đứng lên, vỗ tay không ngớt, thể hiện niềm thích thú, ngưỡng mộ đối với vốn kiến thức cũng như khả năng thuyết trình tuyệt vời của ông chủ Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ đã vận dụng triệt để thi ca Việt Nam trong các phát biểu về quan hệ song phương, từ câu tục ngữ, vần thơ được sáng tác hàng trăm năm trước, đến bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hay Văn Cao.
Ông dẫn câu thơ đầy hào hùng từ "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt để nói về chủ quyền Việt Nam trong lịch sử, dẫn Truyện Kiều của Nguyễn Du nhân lúc bàn về quan hệ hai nước. Mỗi lần Tổng thống Mỹ Obama dẫn thơ ca, khán giả Việt Nam và nước ngoài vỗ tay không dứt.
Trần Khánh, sinh viên K10, Quản trị kinh doanh, Đại học FPT, cho biết điều cậu cảm phục nhất ở ông Obama là sự hiểu biết về lịch sử Việt Nam khi nhắc nhiều đến các nhân vật lịch sử như Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, các danh nhân như Nguyễn Du, tướng Võ Nguyên Giáp trong khi thế hệ trẻ như cậu không phải ai cũng làm được.
Bạn Mai Thu Hằng, sinh viên Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao, Học viện Ngoại giao, thì đặc biệt ấn tượng với vẻ thân thiện và giọng nói trầm ấm của Tổng thống Mỹ.
Rõ ràng, bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Obama đã tạo được tiếng vang và ghi dấu ấn đậm nét trong tâm trí rất nhiều người dân Việt Nam. Điều này cũng dễ hiểu bởi ông Obama lâu nay đã nổi tiếng là một nhà diễn thuyết xuất sắc. 
Những vần thơ câu hát Việt được ông Obama trích dẫn
Diễn giả xuất sắc
Cây bút Alan Tovey từ Telegraph đánh giá việc sở hữu những phẩm chất của một diễn giả xuất chúng không phải lý do duy nhất đưa ông Obama tới chiếc ghế tổng thống nhưng là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Theo Carmine Gallo, tác giả hàng loạt cuốn sách bán chạy về nghệ thuật diễn thuyết, sở dĩ những bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Obama dễ đi vào lòng người là bởi ông đã khéo léo vận dụng ba kỹ năng nói chuyện trước công chúng.
"Bằng cách dùng ngôn từ cụ thể và hữu hình, Tổng thống Barack Obama có thể đưa chúng ta đến một thế giới khác, đồng thời vẽ nên một bức tranh nơi tâm trí ta", ông Gallo bình luận.
Trong bài diễn văn chiến thắng ngày 7/11/2012, ông đề cập đến những người ủng hộ và vận động tranh cử cho mình một cách rất cụ thể.
"Bạn sẽ thấy sự quyết tâm trong giọng nói của anh chàng tổ chức hậu trường trẻ tuổi, người luôn nỗ lực hết mình từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học và mong muốn mọi đứa trẻ đều có cơ hội như nhau. Bạn sẽ thấy niềm tự hào trong giọng nói của cô gái tình nguyện viên, người thường xuyên đi gõ cửa từng nhà, vì em trai cô ấy cuối cùng cũng có một công việc bởi nhà máy sản xuất ôtô địa phương vừa bổ sung ca làm mới. Bạn sẽ cảm thấy lòng yêu nước sâu đậm trong giọng nói của người lính đêm nào cũng thức rất khuya trên điện thoại để chắc chắn rằng không một ai từng quên mình chiến đấu vì tổ quốc phải lo lắng về một công việc hay một mái nhà khi họ trở về từ chiến trường", Tổng thống Obama lúc bấy giờ nói, giọng đầy xúc động.
Theo Gallo, lý do mà nhiều người diễn thuyết ngày nay không thể chạm tới suy tư của khán giả là bởi họ không có đủ sự cụ thể trong câu chữ. "Chẳng ai quan tâm khi bạn tuyên bố sẽ mang đến 'giải pháp tốt nhất cho một hệ sinh thái dựa trên công nghệ điện toán đám mây'. Khán giả cần sự cụ thể, những ví dụ gần gũi và câu trả lời giải đáp cho thắc mắc một cách trực diện nhất", ông nhấn mạnh. Và Tổng thống Obama làm tốt điều đó.
Hành động nhắc lại có chủ đích một câu hay cụm từ để gây chú ý cũng là một kỹ năng nổi bật mà Tổng thống Obama sử dụng tương đối linh hoạt, ông Gallo nhận xét.
Ông Obama từng sử dụng kỹ thuật "lặp lại" rất hiệu quả với bài phát biểu tại hội nghị toàn quốc của đảng Dân chủ hồi năm 2004.
"Chúng ta có rất nhiều việc phải làm. Nhiều việc phải làm cho những người công nhân tôi gặp ở Galesburg, Illinois", ông nói. "Nhiều việc phải làm cho người cha..." hay "Nhiều việc phải làm cho người phụ nữ...".
"Tôi tin chúng ta có thể hỗ trợ cho tầng lớp trung lưu", "Tôi tin chúng ta có thể cung cấp việc làm", "Tôi tin chúng ta có một ngọn gió ngay thẳng chống lưng...".
Các ví dụ kể trên cũng cho thấy Tổng thống Obama là người rất thích gộp những dẫn chứng cho một ý tưởng thành bộ ba. Theo Gallo, ba là "con số quyền lực và vừa đủ để nhớ".
Giáo sư David McNeill từ Đại học Michigan, Mỹ, người nghiên cứu về cử chỉ tay, nhận thấy rằng những diễn giả tự tin, có kỷ luật và chặt chẽ thường dùng đến tay nhiều hơn bình thường khi phát biểu.
Cử chỉ tay dứt khoát phản ánh tính mạch lạc về suy nghĩ của người phát biểu đồng thời khiến khán giả cảm thấy tin tưởng hơn vào sự dẫn dắt của họ. Tổng thống Obama, như bao người diễn thuyết xuất sắc khác, sử dụng cử chỉ để nhấn mạnh gần như trong từng câu nói, Gallo nhận định.
Cách ông thay đổi giọng nói cũng rất hiệu quả. Tổng thống Mỹ biết nên nói chậm ở đâu, hạ giọng ở đâu và ngừng lại khi nào để gây ấn tượng tối đa. Nhưng cũng có lúc, ông đẩy nhanh tốc độ diễn thuyết và gia tăng âm lượng để làm bật lên một câu quan trọng.
Theo Richard Newman, chuyên gia đào tạo kỹ năng diễn thuyết từ công ty UK Body Talk, ông Obama là một bậc thầy biết cách sử dụng "điểm dừng".
Tổng thống Mỹ dừng để khán giả bắt kịp mình. Ông dừng để lời nói của mình gây được tiếng vang. Ông dừng, một mặt nào đó, cũng là để người nghe có chút thời gian nghỉ ngơi. Dừng đúng chỗ còn là cách để Tổng thống Mỹ cho khán giả thấy sự điềm tĩnh và thận trọng của ông, chuyên gia tư vấn về diễn thuyết Sims Wyeth viết trên CBS News.
Một nhân tố khác làm nên thành công cho những bài diễn thuyết của Tổng thống Obama là việc ông biết cách đặt người nghe vào trung tâm của câu chuyện. Như trong lần phát biểu đầu tiên tại một phiên họp chung của quốc hội Mỹ, ông Obama nhắc tới câu chuyện "của chúng ta" trước khi nói về câu chuyện "của riêng mình", Wyeth cho hay.
Với bài diễn thuyết hôm qua tại Hà Nội, Tổng thống Obama đã khiến người nghe cảm nhận rõ ràng Việt Nam chính là trung tâm trong những câu chuyện, vấn đề ông chia sẻ suốt nửa tiếng đồng hồ. Kết thúc bài phát biểu bằng câu thơ "Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Tổng thống Obama vừa khiến người nghe ấn tượng xen lẫn bồi hồi, xúc động, vừa cho thấy rằng ông rất quan tâm cũng như tôn trọng văn hóa, lịch sử của người dân Việt, giới quan sát đánh giá.
Vũ Hoàng