Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Chuyện xấu hổ trên mạng và đám đông tàn nhẫn

Chuyện xấu hổ trên mạng và đám đông tàn nhẫn

TTO - Cái giá của những nhân vật trong các ảnh bức ảnh "leo rào vào công viên nước hồ Tây" gây ra hàng loạt tranh cãi trên mạng là gì?
Ảnh minh họa về thời đại công nghệ và mạng xã hội, những sự việc "xấu hổ" có thể lan truyền đến tận nửa bên kia trái đất chỉ trong vài giờ - Đồ họa: Leo Espinosa / Tạp chí Wired
Qua vụ lùm xùm liên quan tới chuyện hàng trăm người mặc nguy hiểm leo rào vào công viên nước hồ Tây với mục đích “chơi cho bằng được”, mạng xã hội đã thành chiến trường cho những tranh cãi không ngớt, cùng hàng loạt bức ảnh “để đời”. Song có lẽ, chớ nên đùa với Internet, vì rất có thể, dù chỉ một lần lỡ công bố hoặc bị người khác đưa lên mạng thông tin thiếu thận trọng, cuộc đời bạn sẽ rẽ sang một trang khác.
Trong lịch sử còn khá ngắn ngủi của mình, không ít lần Internet thành nơi vạch trần những khiếm khuyết lầm lỡ của người dùng và khiến họ trả giá. Chỉ vì một lần chẳng may cợt nhả hay hớ hênh trên mạng xã hội, rất nhiều nhân vật nổi tiếng không những bị “ném đá”, mà sự nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thật đúng cười ra nước mắt, khi tiếng dữ đồn xa hơn cả tiếng lành trong thời đại mạng toàn cầu. Nhịp Sống Số xin trích lược một bài viết do CNN đăng tải liên quan đến vấn đề này.
Đùa cợt và hậu quả
Chỉ vì đùa cợt đương kim chủ tịch hạ viện Mỹ John Boehner trong một lần viết tin bài, phóng viên tờ Boston Victor Paul Alvarez đã ngay lập tức bị sa thải. Cơn giận dữ của mạng xã hội trút lên đầu anh như mưa đá, bất chấp lời xin lỗi. Ba tháng sau, anh chàng nhà báo này vẫn đang mải miết đi tìm một công việc toàn thời gian mới.
Những nội dung hình ảnh, lời lẽ đăng tải lên mạng có thể trở thành con dao hai lưỡi "phản chủ" - Ảnh minh họa: Internet
Còn câu chuyện của Justine Sacco, người từng giữ một chân quản lý cấp cao trong ngành quan hệ công chúng. Sự nghiệp của cô đã tiêu tan vào năm 2013, vì một lần lỡ đăng lên Twitter những lời bông đùa vô tình gây phản cảm về phân biệt chủng tộc: "Nào, cùng tới châu Phi thôi. Hi vọng tớ không dính AIDS. Đùa tí chớ. Tớ da trắng mừ!"
Câu chuyện của cô nàng Adria Richards cũng không kém phần khôi hài. Nhân một lần đi dự hội thảo công nghệ, cô nàng đăng tải lên trang Twitter cá nhân chân dung hai người dự khán vô danh với ý định trêu đùa với bạn bè. Chẳng may, một trong hai người bị mất việc vì liên can tới câu chuyện của Richards. Thế rồi Richards bị dọa dẫm. Máy chủ công ty nơi cô đang làm việc bị tấn công. Chẳng bao lâu sau, Richards cũng nhận "trát" sa thải.
Đáng đời hay bất công?
Tất cả những hành động trên đều ngớ ngẩn, đáng để bị trách phạt. Tuy nhiên, liệu đã công bằng? Jon Ronson, nhà báo người Anh, tác giả của "So You've Been Publicly Shamed" (Tạm dịch: "Rồi, bây giờ thì bạn đã bẽ mặt nơi công cộng"), đã nhọc công tìm câu trả lời cho hiện tượng ngày càng phổ biến này.
Ảnh minh họa: Stuff.co.nz
Ảnh minh họa: Stuff.co.nz
Về mặt tâm lý học, trong nhiều thế kỉ trước, cư dân sống trong các bản làng thường sẽ xua đuổi những kẻ bị xem là xấu xa đồi bại. Người Mỹ thời thuộc địa còn dựng lên hàng rào ngăn cách. Trong tiểu thuyết lừng danh "Chữ A màu đỏ", nhân vật chính Hester Prynne còn bị buộc phải mang biểu tượng chữ cái A, như một sự nhục nhã trọn đời phải hứng chịu.
Ngày nay, trên mạng xã hội, thật dễ dàng để khiển trách nhau khi ai đó lỡ lời, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Lời xin lỗi hay sự hối hận của “y”, “thị” hiếm khi đủ thỏa mãn cộng đồng mạng. Trên Twitter chẳng hạn, nhất định, kẻ lỡ lời phải bị chửi rủa, thậm chí không dám lộ mặt ra.
Thế nào rồi cái kiểu xã hội này cũng bị xói mòn với cách sống như thế. Chúng ta cứ hừng hực đóng vai mấy anh chàng thám tử nghiệp dư, nhòm ngó những chuyện dở tệ xấu xí của người khác bằng cách bắt giò mấy câu họ viết trên mạng xã hội. Thật sự không chỉ là sai lối, nó còn đang phá hủy cuộc sống này
Jon Ronson giải thích trong một cuộc phỏng vấn
Cha James Martin, cây viết thường xuyên xuất hiện trên tạp chí America, một linh mục Ki-tô giáo mô tả, khi người ta bắt đầu “ném đá”, nó sẽ không bao giờ dừng lại và hình như khi ai đó “lãnh đạn”, trong mắt các cư dân mạng, những người ấy “xấu xí, hổ ngươi biết chừng nào”. Lời cảnh báo về thái độ sống của con người xét đến cùng, là một cách mô tả về công lý bình đẳng, chớ không phải chuyện tội ác và hình phạt.
Có một sự tàn nhẫn thực sự trong tâm tính của đám đông. Đôi khi, tôi cứ ví thử, nó giống như mấy anh chàng côn đồ trong trường học kéo bè kéo bọn bắt nạt anh học sinh nào đấy, vì một thoáng chẳng may, lỡ lời điều gì phật ý
Cha James Martin
Càng nổi danh, càng tan tác đời người
Cha Martin đã phân biệt rõ, có những ranh giới nhất định. Nếu ai đó nói lời xúc phạm, người khác đương nhiên được phép đáp trả. Nếu một nhân vật thuộc về công chúng có “những lời thành kiến thái quá về giới tính, dân tộc hoặc quan hệ đồng giới, lúc ấy có lẽ, hợp lý mà nói, chính người nói ấy đã tự tước bỏ vị trí trong lòng công chúng”. Nhưng nếu vì thế, “họ phải trả giá cho những gì đã làm trong suốt cuộc đời còn lại là không công bằng”.
"Ném đá" trên mạng đem lại sự hả hê hơn so với những khi thể hiện thể hiện lòng thương cảm - Ảnh: Vigilante / Internet
Đây là một ví dụ khác về "bút sa gà chết" trên mạng. Vì muốn phản đối các thông cáo của ban giám đốc chuỗi cửa hàng Chick-Fil-A về hôn nhân đồng giới, anh chàng Adam Mark Smith đã đăng tải một video lên Youtube chứa những thông điệp cá nhân. Cơn cuồng phong nhanh chóng dội ngược lại. Bất kể xin được thứ lỗi ngay ngày hôm sau, Adam buộc phải bán xới và tới thành phố khác.
Phía sau câu chuyện còn là rất nhiều chi tiết đáng để bàn. Ngay sau khi mất việc, trong vòng 72 giờ, email cá nhân của Smith tràn ngập những lời đao to búa lớn đòi “lượm xác” anh. Thông tin cá nhân bị đăng tải công khai trên mạng, cả địa chỉ trường học của con cái. Thư đe dọa vứt tung ngay trước cổng nhà.
Smith chia sẻ, anh đã quay như chong chóng, giữa cơn giận dữ và tự vấn về những gì đang xảy ra, liệu anh có đáng phải gánh chịu: “Tôi cảm thấy xấu hổ cực độ. Có một điều không thể chối cãi, tôi là kẻ thô lỗ. Thế rồi, có những tiếng nói khác trong tôi nhắc nhở, rằng không, tôi không đáng phải chịu cảnh ấy. Thật không đúng tí nào. Và rồi, tôi cứ dùng dằng giữa hai luồng tư tưởng ấy từng giây phút”.
Chuyện chưa dừng ở đấy. Sau khi theo lời luật sư, Smith giấu kín chuyện và nhận được một công việc mới ở Portland, Oregon. Nhưng anh đã buộc phải nghỉ việc khi câu chuyện của anh lan rộng trên mạng Internet. Kể từ đấy, rất nhiều lần anh đệ trình hồ sơ xin việc đều bị từ chối, cho dù hồ sơ của anh không đến nỗi nào.
Đời thật là chông chênh, anh tâm sự.
“Tôi rơi vào trạng thái tuyệt vọng, tôi phải kéo mình thoát ra khỏi tình trạng này, khi tôi không còn nhận ra mình thực sự là ai”. Smith chia sẻ, thậm chí có lúc, anh đã từng nghĩ tới chuyện tự tử.
"Thiệt tâm và lòng trắc ẩn là chìa khóa"
Theo nhà báo Jon Ronson, vẫn có những cách dùng tích cực khi người ta lên mạng phê bình thảo luận. Rất nhiều các vấn đề xã hội ít người quan tâm đã trở thành chủ điểm bàn luận thu hút đông đảo người dùng.
Thông tin lan truyền và đôi lúc "tam sao thất bản" có thể khiến cuộc sống của bạn lâm vào cảnh đau đầu - Ảnh minh họa: CNN
"Một chiến dịch khơi gợi óc tư biện sẽ rất, rất mạnh mẽ".
Tuy thế, Ronson hi vọng rằng sẽ có nhiều người muốn dừng "ném đá" trước khi đi quá xa vì theo nhà báo này, hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác mà xem.
"Thiệt tâm và lòng trắc ẩn sẽ giúp chúng ta nghĩ và làm khác", Ronson chia sẻ. Tuy nhiên anh cũng hiểu rằng đó là một chuyện rất khó, vì khi chê bai, "ném đá" kẻ khác, người ta thường cảm thấy thích thú, hả hê hơn so với những khi thể hiện thể hiện lòng thương cảm.
Internet: tự do và miễn phí nhưng cũng là khởi nguồn cho cơn đau đầu của nhiều người, thậm chí phá hủy cuộc sống của họ.
Bạn có "ném đá" ai trên mạng trong vài tháng qua?

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Chiến dịch không vận trẻ em Việt Nam sang Mỹ 40 năm trước

http://vnexpress.net/photo/tu-lieu/chien-dich-khong-van-tre-em-vie-t-nam-sang-my-40-nam-truoc-3177620.html
Chủ nhật, 5/4/2015 | 07:36 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Chiến dịch không vận trẻ em Việt Nam sang Mỹ 40 năm trước

Ngày 3/4/1975, khi cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đi đến hồi kết, Tổng thống Gerald Ford tuyên bố phải đưa tất cả trẻ em Việt được xác định làm con nuôi rời khỏi Sài Gòn bằng máy bay ngay lập tức.
Quyết định của chính quyền Mỹ đã gây ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của hàng nghìn trẻ em Việt Nam. Những trẻ em bị đưa vào danh sách di tản được Mỹ cho là những trẻ mồ côi cha mẹ vì chiến tranh, bị khuyết tật bẩm sinh hoặc có cha là quân nhân Mỹ.
 
Chỉ huy hải quân Mỹ John S. McCain thăm trại trẻ mồ côi Holt ở Sài Gòn ngày 30/10/1974. Đây là nơi nuôi dưỡng nhiều trẻ em có cha là quân nhân Mỹ.  

 
Các tình nguyện viên Mỹ đưa trẻ em mồ côi lên xe buýt ở Sài Gòn ngày 11/4/1975. Sau đó, một máy bay không quân Mỹ chở các em sang nước này làm con nuôi cho các gia đình. 

 
Những đứa trẻ bị đưa đi khỏi quê hương trong "Chiến dịch Không vận trẻ em" năm 1975 là trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi cho đến vài tuổi.  
 
Trẻ sơ sinh được đánh số và đặt trong các hộp lớn có chằng dây để đảm bảo an toàn. 
 
Những em lớn hơn được cho ngồi trên ghế máy bay, chèn gối và thắt dây an toàn. Ít nhất 4 phi cơ vận tải lớn đã tham gia vào "Chiến dịch Không vận trẻ em".
 
 
Các xơ và nhân viên xã hội tại sân bay Tân Sơn Nhất. Vào ngày 4/4, một chiếc máy bay C-5 gặp nạn ngay sau khi cất cánh, làm 78 trẻ em và 46 người lớn thiệt mạng. 

 
Những đứa trẻ trên chuyến bay đầu tiên rời khỏi Sài Gòn nhìn ra bên ngoài qua cửa sổ của máy bay DC 8 thuộc hãng hàng không World Airways. 
Ước tính 3.000 trẻ em, trong đó có 150 em sống sót sau vụ tai nạn máy bay C-5, đã rời khỏi miền Nam Việt Nam từ ngày 2 đến 29/4/1975.

 
Đệ nhất Phu nhân Mỹ Betty Ford chào đón một trong những em bé được tình nguyện viên y tế đưa lên xe buýt quân đội, tại sân bay San Francisco ngày 5/4. Khi đó, một máy bay của hãng Pan Am Airlines chở 325 trẻ mồ côi từ Việt Nam vừa hạ cánh. 
 
 
Loan Shillinger, ở San Francisco, trong chuyến quay về Sài Gòn, nay đã là TP. Hồ Chí Minh, vào tháng 6/1996. Shillinger là một trong 12 đứa trẻ Mỹ đưa ra khỏi Việt Nam suốt những ngày cuối của cuộc chiến tranh. Cô đưa vòng tay đánh số sơ sinh, cùng tên và địa chỉ của trại trẻ cũ để hỏi thăm các xơ.
Nhiều đứa trẻ như 
Shillinger phải đến một đất nước xa lạ từ khi mới lọt lòng. Hàng thập kỷ sau, họ mới có thể quay lại Việt Nam với khao khát tìm ra gốc gác và những người ruột thịt của mình. Chính điều này khiến chiến dịch không vận trở thành chủ đề gây tranh cãi và bị chính dư luận Mỹ chỉ trích.
 
Vào ngày 3/4/2000, 25 năm sau chiến dịch không vận, một đoàn có 38 người, bao gồm 15 trẻ mồ côi và ba người sống sót trong vụ tai nạn máy bay C-5, trở lại thăm nơi họ chào đời. Nhiều người trong số họ đã chịu đựng những thiệt thòi khi phải lớn lên ở nơi không phải là đất mẹ, trong một xã hội khác biệt với mình. 
 
Jeff Thanh Gahr, một trong 57 trẻ em rời Việt Nam ngày 2/4/1975, tại cuộc họp báo công bố chuyến trở về quê hương của họ năm 2005. Ông giới thiệu tấm chăn được làm từ áo quần mà những đứa bé này từng mặc cách đó 30 năm khi bước chân lên máy bay sang Mỹ.

 
Cô gái mồ côi Lyly Kara Koenig, một thành viên của đoàn, rơi nước mắt khi thăm một trại trẻ và được mẹ nuôi an ủi. Cuộc đời mới của những đứa trẻ như Lyly trên đất Mỹ có thể thay đổi theo hướng tích cực hoặc tiêu cực, nhưng có một điều chắc chắn là nó đã không theo cách mà nó đáng lẽ sẽ diễn ra.
 
Kara Mai Delahunt và cha nuôi của cô, dân biểu William Delahunt chụp ảnh tại văn phòng của ông ở tòa quốc hội Mỹ. Kara nằm trong khoảng 2.000 trẻ em Việt Nam mà Mỹ đưa sang nước này năm 1975.
Số còn lại được các gia đình ở châu Âu, Australia và Canada nhận nuôi. Trung tâm trẻ em quốc tế Holt, đơn vị sơ tán hơn 400 em, đang lên kế hoạch tổ chức một buổi họp mặt nữa vào tháng 11 tới ở thủ đô Washington.
 
Anh Ngọc (Ảnh: Washington Times)